CỤC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

TRUNG TÂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

MIDDLE AND HIGHLAND CENTER FOR ENVIRONMENTAL MONITORING

chất lượng môi trường không khí và nước Tại khu vực miền trung và tây nguyên Tháng 10 năm 2020
Ngày đăng: 01/12/2020 08:50:20

Chương trình quan trắc môi trường không khí và nước đợt 06/2020 được triển khai vào thời điểm cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 (từ ngày 29/9 đến ngày 16/10) năm 2020. Vì vậy, để có bức tranh đầy đủ về hiện trạng và có sự so sánh chất lượng môi trường, báo cáo sử dụng các kết quả quan trắc và phân tích đợt 6/2020 so sánh với kết quả quan trắc và phân tích đợt 5/2020 (từ ngày 11/9 đến ngày 28/9 năm 2020, đợt quan trắc gần nhất trước đó) và đợt 5/2019 (từ ngày 27/9 đến ngày 12/10 năm 2019, đợt quan trắc cùng thời điểm năm trước).

I. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí:

Qua kết quả quan trắc môi trường không khí đợt 06/2020 tại 5 tỉnh miền Trung  cho thấy, có 02/33 vị trí quan trắc có giá trị TSP vượt QCVN 05:2013/BTNMT, tương đương 6,1% và có 14/33 vị trí có giá trị tiếng ồn vượt QCVN 26:2010/BTNMT, tương đương 42,4%. So với kết quả của các đợt quan trắc trước đó, kết quả quan trắc đợt 6 năm 2020 có những thay đổi cụ thể như sau:

1. So với đợt 05/2020: chất lượng môi trường không khí đợt 6/2020 có xu hướng giảm về số điểm có giá trị TSP vượt QCVN 05:2013/BTNMT (giảm 02 điểm vượt QCVN, đợt 5/2020 có 04/33 điểm TSP vượt giới hạn cho phép của QCVN tương đương 12,1%) và Tiếng ồn có xu hướng tăng về số điểm có giá trị Tiếng ồn vượt giới hạn cho phép QCVN 26:2010/BTNMT (tăng 05 điểm vượt QCVN, đợt 5/2020 có 09/33 điểm vượt giới hạn cho phép của QCVN tương đương 27,3%). 

2. So với đợt 05/2019 (cùng thời điểm quan trắc của năm trước): chất lượng môi trường không khí đợt 6/2020 có xu hướng giảm về số điểm có giá trị TSP vượt QCVN 05:2013/BTNMT (giảm 06 điểm, đợt 05/2019 có 08/33 điểm TSP vượt giới hạn cho phép của QCVN tương đương 24,2%) và Tiếng ồn không có sự thay đổi về số lượng điểm có giá trị vượt QCVN 26:2010/BTNMT (đợt 05/2019 có 14/33 điểm vượt giới hạn cho phép của QCVN tương đương 42,4%).

Kết quả quan trắc các thông số không khí và tiếng ồn đợt 6/2020 được thể hiện tại Bảng 1.

Bảng 1. Tỷ lệ số lượng mẫu quan trắc vượt giới hạn QCVN

­­TT

Thông số

Đơn vị

Tổng số kết quả

Giá trị lớn nhất

Giá trị vượt QCVN

Tỷ lệ %

QCVN  05:2013/BTNMT

QCVN  26:2010/BTNMT

Số vị trí

vượt

 TSP

µg/m3

33

324

300

-

2

6,1%

 NO2

µg/m3

33

21

200

-

0

0,0%

 SO2

µg/m3

33

28

350

-

0

0,0%

 Tiếng ồn

dBA

33

81,8

-

70

14

42,4%

          

Bụi: Giá trị TSP dao động trong khoảng từ 145 - 324 µg/m3 và có 02/33 điểm (vị trí) có giá trị TSP vượt ngưỡng giới hạn quy định QCVN 05:2013/BTNMT (300 µg/m3) theo trung bình 01 giờ, cao nhất tại điểm (vị trí) đo Ngã 4 Quang Trung – Hùng Vương (324 µg/m3). So với thời điểm quan trắc gần nhất là đợt 5/2020, TSP có biến động tăng nhẹ về giá trị nhưng giảm về số lượng điểm (vị trí) vượt QCVN 05 (cụ thể, đợt 5/2020: giá trị TSP dao động trong khoảng từ 165 - 314 µg/m3  và có 04/33 điểm (vị trí) có giá trị TSP vượt QCVN 05). So với thời điểm quan trắc cùng kỳ năm trước là đợt 5/2019, TSP đã có xu hướng giảm mạnh về giá trị và số lượng điểm vượt QCVN 05 (cụ thể, đợt 5/2019: giá trị TSP dao động trong khoảng từ 157 - 382 µg/m3 và có 08/33 điểm (vị trí) có giá trị TSP vượt QCVN 05). Điều đó cho thấy, chất lượng môi trường không khí đã có sự thay đổi khá tích cực theo chiều hướng tốt hơn. 

Biểu đồ 1. Giá trị TSP tại các tỉnh miền Trung đợt 6/2020 (so với đợt 5/2020 và đợt 5/2019)

Biểu đồ 2 và 3 cho thấy, tại 02 điểm quan trắc tại các tuyến giao thông: Ngã 4 Quang Trung – Hùng Vương (324 µg/m3) và Ngã 5 - đầu đường Trần Bình Trọng (307 µg/m3) có giá trị TSP vượt ngưỡng QCVN 05:2013/BTNMT (300 µg/m3). 

Biểu đồ 2. Giá trị TSP tại KDC

 và giao thông miền Trung đợt 6/2020

Biểu đồ 3. Giá trị TSP tại KCN, KKT 
miền Trung đợt 6/2020

Tiếng ồn: giá trị Tiếng ồn dao động trong khoảng từ 53,5 – 81,8 dBA, cao nhất tại điểm đo Trước ô tô Trường Hải có giá trị là 81,8 dBA và có 14/33 điểm (vị trí) vượt QCVN 26:2010/BTNMT (70 dBA, áp dụng với khung thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ, cho khu vực thông thường) tương đương 42,4%. So với đợt 5/2020, giá trị Tiếng ồn có biến động giảm nhẹ nhưng tăng về số lượng điểm vượt QCVN 26:2010/BTNMT, cụ thể: đợt 5/2020 có giá trị Tiếng ồn dao động trong khoảng từ 52,2 – 84,5 dBA và có 09/33 điểm (vị trí) vượt QCVN 26:2010/BTNMT tương đương 27,3%. So với thời điểm quan trắc cùng kỳ năm trước là đợt 5/2019, giá trị Tiếng ồn có biến động tăng nhẹ và không có sự thay đổi về số lượng điểm vượt QCVN 26:2010/BTNMT, cụ thể: đợt 5/2019 có giá trị Tiếng ồn dao động trong khoảng từ 44,3 – 79,2 dBA và có 14/33 điểm (vị trí) vượt QCVN 26:2010/BTNMT tương đương 42,4%. Tại các điểm quan trắc vượt QCVN 26:2010/BTNMT, hiện trường ghi nhận lưu lượng xe trung bình từ 39 - 2.117 xe/giờ.

Biểu đồ 4. Tiếng ồn khu vực miền Trung đợt 6/2020 (so với đợt 5/2020 và đợt 5/2019)

Lưu huỳnh dioxit (SO2) và nitơ dioxit (NO2): 

Giá trị SO2 và NO2 tại 33 điểm quan trắc trong đợt 6/2020 đều đạt QCVN 05:2013/BTNMT theo trung bình 1 giờ (SO2: 350 µg/m3) và (NO2: 200 µg/m3). Trong đó: SO2 dao động từ <21 - 28 µg/m3, có 24 vị trí có giá trị SO2 nhỏ hơn LOQ (21 µg/m3) và NO2 dao động từ <10 - 21 µg/m3, có 8 vị trí có giá trị NO2 nhỏ hơn LOQ (10µg/m3).

Nhìn chung, kết quả quan trắc SO2 và NO2 có biến động giảm mạnh so với đợt 5/2019 (đợt 5/2019: giá trị SO2 dao động từ <21 - 49 µg/m3, giá trị NO2 dao động từ <10 - 45 µg/m3). Trong khi đó, so với đợt 5/2020 kết quả quan trắc SO2 và NO2 không có sự biến động nhiều (cụ thể, đợt 5/2020: giá trị SO2 dao động từ <21 - 24 µg/m3, giá trị NO2 dao động từ <10 - 22 µg/m3).

 

II.  Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt:

Kết quả tính toán giá trị VN_WQI tại 36 điểm quan trắc trên LVS Hương và LVS Vu Gia – Thu Bồn đợt 6/2020 phản ánh chất lượng môi trường nước khá tốt. Trong số 36 điểm quan trắc: có 6/36 điểm quan trắc có giá trị WQI đạt ở mức rất tốt, chiếm tỷ lệ 16,7%; có 17/36 điểm quan trắc có giá trị WQI đạt ở mức tốt, chiếm tỷ lệ 47,2% và có 13/36 điểm quan trắc có giá trị WQI ở mức trung bình, chiếm tỉ lệ 36,1%.

Biểu đồ 5. Chất lượng môi trường nước theo chỉ số WQI đợt 6/2020

Chi tiết diễn biến chất lượng nước trên 02 LVS như sau:

Sông Hương: Chất lượng nước đợt 6/2020 có giá trị VN_WQI nằm trong khoảng 72 – 90, có 3/6 điểm quan trắc nước sông có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 50,0%) và 3/6 điểm quan trắc có chất lượng nước chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm tỷ lệ 50,0%).

+ Chất lượng nước đợt 6/2020 tốt hơn so với đợt 5/2020 (đợt 5/2020 có giá trị VN_WQI nằm trong khoảng 75 – 81, có 4/6 điểm quan trắc nước sông có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 66,7%) và 2/6 điểm quan trắc có chất lượng nước chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm tỷ lệ 33,3%).

+ Chất lượng nước đợt 6/2020 suy giảm so với đợt 5/2019 (đợt 5/2019 có giá trị VN_WQI nằm trong khoảng 85 – 94, có 1/6 điểm quan trắc nước sông sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 16,7%) và 5/6 điểm quan trắc nước sông có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 83,3%)).

Biểu đồ 6. Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt sông Hương đợt 6/2020

Biểu đồ 7. Diễn biến WQI trên sông Hương đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

LVS Vu Gia - Thu Bồn: Chất lượng nước đợt 6/2020 có giá trị VN_WQI nằm trong khoảng 67 – 96, có 6/30 điểm có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 20,0%), 14/30 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 46,7%) và 10/30 điểm quan trắc có chất lượng nước chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm tỷ lệ 33,3%).

+ Chất lượng nước đợt 6/2020 suy giảm so với đợt 5/2020 (đợt 5/2020: có giá trị VN_WQI nằm trong khoảng 64 – 99, có 6/30 điểm có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 20,0%), 16/30 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 53,3%) và 8/30 điểm quan trắc có chất lượng nước chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác(chiếm tỷ lệ 26,7%).

+ Chất lượng nước đợt 6/2020 suy giảm so với đợt 5/2019 (đợt 5/2019: có giá trị VN_WQI nằm trong khoảng 59 – 99, có 16/30 điểm có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 53,3%), 9/30 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 30,0%) và 5/30 điểm quan trắc có chất lượng nước chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác(chiếm tỷ lệ 16,7%). 

Biểu đồ 8. Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt Sông Thu Bồn đợt 6/2020

Biểu đồ 9. Diễn biến WQI trên Sông Thu Bồn đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

Biểu đồ 10. Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên Sông Vu Gia đợt 6/2020

Biểu đồ 11. Diễn biến WQI trên Sông Vu Gia đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

Nước sông bị ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số (TSS, COD, BOD5, N-NH4+, N-NO2-, Fe, Cl-):

- Giá trị TSS đợt 6/2020 tại 36 điểm dao động từ <15 - 173 mg/L. Trong đó, giá trị TSS cao nhất tại Đại Đồng - sông Vu Gia (173 mg/L), vượt QCVN 08 cột B1 là 3,46 lần, nguyên nhân do ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát làm tăng giá trị TSS trong nước; có 16 giá trị nằm dưới ngưỡng của LOQ (<15mg/L). Đợt 6/2020: có 15/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt 41,7% và 9/36 điểm vượt QCVN 08 cột B1, tần suất vượt 25,0%. So với đợt 5/2020 thì TSS có biến động giảm mạnh về giá trị nhưng tăng về số điểm vượt QCVN 08 (đợt 5/2020: giá trị TSS dao động từ <15 - 535 mg/L, có 10/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt 27,8% và 2/36 điểm vượt QCVN 08 cột B1, tần suất vượt 5,6%). So với đợt 5/2019 thì TSS có biến động tăng về giá trị nhưng giảm số điểm vượt QCVN 08 cột A2 (đợt 5/2019: giá trị TSS dao động từ <15 – 134 mg/L, có 23/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt 63,89% và 9/36 điểm vượt QCVN 08 cột B1, tần suất vượt 25,0%).

Biểu đồ 12. Giá trị TSS trên sông Vu Gia đợt 6/2020

Biểu đồ 13. Diễn biến TSS trên sông Vu Gia đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

Biểu đồ 14. Giá trị TSS trên sông Thu Bồn đợt 6/2020

Biểu đồ 15. Diễn biến TSS trên sông Thu Bồn đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

Biểu đồ 16. Giá trị TSS trên sông Hương đợt 6/2020

Biểu đồ 17. Diễn biến TSS trên sông Hương đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

- Giá trị COD quan trắc đợt 6/2020 tại 36 điểm dao động từ 8 – 34 mg/L. Trong đó, giá trị COD cao nhất tại: Trạm thủy Văn Ái Nghĩa và Trạm thủy văn Nông Sơn là 34 mg/L vượt QCVN 08 cột B1 1,13 lần. Tại 36 điểm quan trắc đợt 6/2020 có: 16/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt là 44,4%; 4/36 điểm vượt QCVN 08 cột B1, tần suất vượt 11,1%. So với đợt 5/2020 thì COD tăng về giá trị và số điểm vượt QCVN 08 cột B1, giảm số điểm vượt QCVN 08 cột A2 (đợt 5/2020: giá trị COD dao động từ 6 – 30 mg/L, có 21/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt là 58,3%; 0/36 điểm vượt QCVN 08 cột B1, tần suất đạt 100%). So với đợt 5/2019 thì COD có biến động giảm về giá trị nhưng tăng về số điểm vượt QCVN 08 cột A2 và cột B1 (đợt 5/2019: giá trị COD dao động từ 6 - 37 mg/L, có 13/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt là 36,1%; 3/36 điểm vượt QCVN 08 cột B1, tần suất vượt là 8,3%). Nguyên nhân làm gia tăng COD trong nước chủ yếu là do ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản và nước thải sinh hoạt của các khu dân cư chưa được xử lý đạt chuẩn thải ra các LVS này.

Biểu đồ 18. Giá trị COD trên sông Vu Gia đợt 6/2020

Biểu đồ 19. Diễn biến COD trên sông Vu Gia đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

Biểu đồ 20. Giá trị COD trên sông Thu Bồn đợt 6/2020

Biểu đồ 21. Diễn biến COD trên sông Thu Bồn đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

Biểu đồ 22. Giá trị COD trên sông Hương đợt 6/2020

Biểu đồ 23. Diễn biến COD trên sông Hương đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

- Giá trị BOD5 đợt 6/2020 dao động từ 4 – 8 mg/L, điểm quan trắc có giá trị BOD5 thấp nhất là Phước Công (4 mg/L) và giá trị BOD5 cao nhất tại: Cầu Vĩnh Điện, Phước Hòa, Sau thủy điện sông Tranh 2, Trà Nam, Trạm thủy văn Nông Sơn và Cầu Cẩm Lệ (8 mg/L) vượt QCVN 08 cột A2 là 1,50 lần. Tại 36 điểm quan trắc đợt 6/2020 có: 15/36 điểm vuợt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt là 41,7% và 0/36 điểm vuợt QCVN 08 cột B1, tần suất đạt 100%. So với đợt 5/2020 thì BOD5  giảm về giá trị và số điểm vượt QCVN 08 cột A2 (đợt 5/2020: giá trị BOD5 dao động từ 4 – 9 mg/L, có 23/36 điểm vuợt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt là 63,9% và 0/36 điểm vuợt QCVN 08 cột B1, tần suất đạt 100%). So với đợt 5/2019 thì BOD5 giảm về giá trị và số điểm vượt QCVN 08 cột A2 và cột B1 (đợt 5/2019: giá trị BOD5 dao động từ 4 – 25 mg/L, có 27/36 điểm vuợt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt là 75,0 % và có 5/36 điểm vuợt QCVN 08 cột B1, tần suất vượt là 13,9%).

Biểu đồ 24. Giá trị BOD5 trên sông Vu Gia đợt 6/2020

Biểu đồ 25. Diễn biến BOD5 trên sông Vu Gia đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

   Biểu đồ 26. Giá trị BOD5 trên sông Thu Bồn đợt 6/2020

Biểu đồ 27. Diễn biến BOD5 trên sông Thu Bồn đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

Biểu đồ 28. Giá trị BOD5 trên sông Hương đợt 6/2020

Biểu đồ 29. Diễn biến BOD5 trên sông Hương đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

- Giá trị N-NH4+ đợt 6/2020 dao động từ 0,15 – 0,52 mg/L, với giá trị thấp nhất tại Trà Lập – sông Thu Bồn là 0,15 mg/L và cao nhất tại Ngã ba Tuần (bờ Bắc) - sông Hương là 0,52 mg/L vượt QCVN 08 cột A2 là 1,73 lần. Trong đó: có 19/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt là 52,8% và 0/36 điểm vượt cột B1, tần suất đạt 100%. So với đợt 5/2020 thì N-NH4+ biến động giảm về giá trị nhưng tăng về số điểm vượt QCVN 08 cột A2 (đợt 5/2020: giá trị N-NH4+ dao động từ 0,10 – 0,74 mg/L; có 6/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt là 16,7% và 0/36 điểm vượt cột B1, tần suất đạt 100%).So với đợt 5/2019 thì N-NH4+ biến động giảm về giá trị nhưng tăng về số điểm vượt QCVN 08 cột A2 (đợt 5/2019: giá trị N-NH4+ dao động từ <0,09 – 0,81 mg/L; có 5/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt là 13,9% và 0/36 điểm vượt cột B1, tần suất đạt 100%).

Biểu đồ 30. Giá trị N-NH4+ trên sông Vu Gia đợt 6/2020

Biểu đồ 31. Diễn biến N-NH4+ trên sông Vu Gia đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

 Biểu đồ 32. Giá trị N-NH4+ trên sông Thu Bồn đợt 6/2020

Biểu đồ 33. Diễn biến N-NH4+ trên sông Thu Bồn đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

Biểu đồ 34. Giá trị N-NH4+ trên sông Hương đợt 6/2020

Biểu đồ 35. Diễn biến N-NH4+ trên sông Hương đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

- Giá trị N-NO2- đợt 6/2020 dao động dao động từ <0,006 – 0,496 mg/L, với giá trị cao nhất tại A Vương là 0,496 mg/L vượt QCVN 08 cột A2&B1 (0,05mg/L) 9,92 lần. Trong đó, có 14/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2&B1, tần suất vượt 38,9% và có 5/36 điểm quan trắc có giá trị N-NO2- <LOQ (0,006mg/L). So với đợt 5/2020 thì N-NO2- có biến động giảm mạnh về giá trị và giảm nhẹ về số điểm vượt QCVN 08 cột A2&B1 (đợt 5/2020: giá trị N-NO2- dao động từ <0,006 – 2,560 mg/L, có 15/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2&B1, tần suất vượt 41,7%). So với đợt 5/2019 thì N-NO2- có biến động tăng về giá trị và số điểm vượt QCVN 08 cột A2&B1 (đợt 5/2019: giá trị N-NO2- dao động từ <0,006 – 0,101 mg/L, có 4/36 điểm quan trắc có giá trị N-NO2- vượt QCVN 08 cột A2&B1, tần suất vượt là 11,1%).

Biểu đồ 36. Giá trị N-NO2- trên sông Vu Gia đợt 6/2020

Biểu đồ 37. Diễn biến N-NO2- trên sông Vu Gia đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

 Biểu đồ 38. Giá trị N-NO2- trên sông Thu Bồn đợt 6/2020

Biểu đồ 39. Diễn biến N-NO2- trên sông Thu Bồn đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

Biểu đồ 40. Giá trị N-NO2- trên sông Hương đợt 6/2020

Biểu đồ 41. Diễn biến N-NO2- trên sông Hương đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

- Giá trị Fe đợt 6/2020 dao động từ <0,09 - 1,36 mg/L, với giá trị cao nhất tại Phước Hòa – sông Thu Bồn (1,36 mg/L), có 1/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt quy chuẩn là 2,8%. So với đợt 5/2020 thì Fe có biến động giảm về giá trị và số điểm vượt QCVN 08 cột B1 (đợt 5/2020: giá trị Fe dao động từ 0,13 - 5,58 mg/L, có 2/36 điểm vượt QCVN 08 cột B1, tần suất vượt 5,6%). So với đợt 5/2019 thì Fe có biến động giảm về giá trị và số điểm vượt QCVN 08 cột A2&B1 (đợt 5/2019: giá trị Fe dao động từ 0,11 - 1,99 mg/L, có 5/36 điểm vượt QCVN 08 cột A2, tần suất vượt là 13,9% và có 4/36 điểm vượt QCVN 08 cột B1, tần suất vượt là 11,1%).

Biểu đồ 42: Giá trị Fe trên sông Vu Gia đợt 6/2020

Biểu đồ 43: Diễn biến Fe trên sông Vu Gia đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

Biểu đồ 44: Giá trị Fe trên sông Thu Bồn đợt 6/2020

Biểu đồ 45: Diễn biến Fe trên sông Thu Bồn đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

Biểu đồ 46: Giá trị Fe trên sông Hương đợt 6/2020

Biểu đồ 47: Diễn biến Fe trên sông Hương đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

- Giá trị Cl- đợt 6/2020 dao động từ <9 – 6.964 mg/L, cao nhất tại Cửa Đại – sông Thu Bồn là 6.964 mg/L, vượt QCVN 08 cột A2&B1 (350mg/L) là 19,90 lần. Trong đó: có 3/25 điểm quan trắc vượt QCVN 08 cột A2&B1 (350 mg/L), tần suất vượt là 12,0%. So với đợt 5/2020 thì Cl-tăng về giá trị và không biến động về số điểm vượt QCVN 08 cột A2&B1 (đợt 5/2020: giá trị Cl- dao động từ <9 – 6.185 mg/L, có 3/25 điểm quan trắc vượt QCVN 08 cột A2&B1 (350 mg/L), tần suất vượt là 12,0%). So với đợt 5/2019 thì Cl-giảm về giá trị và số điểm vượt QCVN 08 cột A2&B1 (đợt 5/2019: giá trị Cl- dao động từ <9 – 8.678 mg/L, có 5/25 điểm quan trắc vượt QCVN 08 cột A2&B1 (350 mg/L), tần suất vượt là 20,0%). Nguyên nhân là do các điểm quan trắc này là các điểm có vị trí địa lý gần biển và cửa sông nên chịu ảnh hưởng của quá trình xâm nhập mặn.

Biểu đồ 48: Giá trị Cl- trên sông Vu Gia đợt 6/2020

Biểu đồ 49: Diễn biến Cl- trên sông Vu Gia đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

Biểu đồ 50: Giá trị Cl- trên sông Thu Bồn đợt 6/2020

Biểu đồ 51: Diễn biến Cl- trên sông Thu Bồn đợt 6/2020 và đợt 5/2019, đợt 5/2020

III. KẾT LUẬN

Qua kết quả quan trắc môi trường không khí và nước tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đợt 6 năm 2020 cho thấy:

- Môi trường không khí: Các thông số phân tích (NO2, SO2) đều nằm trong giới hạn quy định của QCVN 05:2013/BTNMT và không có biến động nhiều so với đợt 5/2020, tuy nhiên có biến động giảm mạnh so với đợt 5/2019. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn tập trung chủ yếu ở các trục đường giao thông và gần các khu vực có hoạt động sản xuất công nghiệp, cụ thể: Tiếng ồn có biến động tăng nhẹ về giá trị và không có sự thay đổi về số lượng điểm vượt so với đợt 5/2019, tuy nhiên có biến động giảm nhẹ về giá trị nhưng tăng về số lượng điểm vượt so với đợt 5/2020; Bụi lơ lửng (TSP) đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt lên so với đợt 5/2020 và đợt 5/2019, chất lượng môi trường không khí tốt hơn so với đợt quan trắc gần nhất trước đó (đợt 5/2020) và đợt quan trắc cùng kỳ năm trước (đợt 5/2019).

- Môi trường nước mặt: Chất lượng nước mặt tại 36 điểm quan trắc trên LVS Vu Gia - Thu Bồn và Sông Hương đợt 6 năm 2020 có chỉ số VN_WQI dao động từ 67 – 96, trong đó: có 6/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 16,7%), 17/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 47,2%) và 13/36 điểm quan trắc có chất lượng nước chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm tỷ lệ 36,1%). Trong đó, chất lượng nước sông suy giảm tại điểm Trạm thủy văn Ái Nghĩa thuộc sông Vu Gia (đợt 6/2020 có VN_WQI = 67 giảm so với đợt 5/2019 có VN_WQI = 98 và đợt 5/2020 có VN_WQI = 85), nguyên nhân do ảnh hưởng của hoạt động của hoạt động khai thác cát và nước thải sinh hoạt của các khu dân cư chưa được xử lý đạt chuẩn thải ra.

+ Chất lượng nước đợt 6/2020 có chiều hướng suy giảm so với đợt 5/2020 (đợt 5/2020: chỉ số VN_WQI chất lượng nước dao động từ 64 – 99, có 6/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 16,7%), 20/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 55,6%) và 10/36 điểm quan trắc có chất lượng nước chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm tỷ lệ 27,8%)).

+ Chất lượng nước đợt 6/2020 có chiều hướng suy giảm so với đợt 5/2019 (đợt 5/2019: chỉ số VN_WQI chất lượng nước dao động từ 59 – 99, có 17/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 47,2%), 14/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 38,9%) và 5/36 điểm quan trắc có chất lượng nước chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm tỷ lệ 13,9%)).