1. Quan trắc khí thải là gì?
Khí thải công nghiệp là chất thải tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi phát sinh từ hoạt động sản xuất, dịch vụ công nghiệp. Còn bụi là những hạt chất rắn nhỏ, lơ lửng trong không khí, thông thường là những hạt có đường kính nhỏ hơn 75 micromet.
Quan trắc khí thải là quá trình đo, phân tích các thông số về tính chất vật lý và hoá học của khí thải, được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc các đơn vị, các tổ chức kinh doanh.
Hai phương pháp đo chính được sử dụng để giám sát khí thải:
Đo trực tiếp (Insitu): Sensor được lắp đặt trực tiếp trên ống khói, không cần hệ thống trích mẫu,…
Đo gián tiếp (Extractive) thông qua hệ thống trích mẫu
Một số ngành công nghiệp phát thải gây ô nhiễm không khí bao gồm: Vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; các xí nghiệp cơ khí; các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ…
2. Vì sao phải lắp đặt trạm quan trắc khí thải?
Công tác quan trắc khí thải giúp đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất; đánh giá hệ thống xử lý khí thải; đồng thời cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý môi trường của địa phương
Việc quan trắc khí thải chặt chẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng các báo cáo hiện trạng môi trường và hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm. Từ đó đánh giá sự tuân thủ của các cơ sở sản xuất đối với các tiêu chuẩn khí thải ra môi trường.
Theo thông tư 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới được Bộ TN&MT ban hành có Chương VI nêu rõ các quy định về việc quan trắc phát thải cho các đối tượng.
Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường, nhằm làm cơ sở đối chiếu kiểm soát việc xả thải của các nhà máy ra môi trường.
Theo Nghị Định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường
3. Cách vận hành của hệ thống quan trắc khí thải:
Trong hoạt động công nghiệp, khí thải phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Quá trình này thải ra rất nhiều khí độc qua các ống khói của các nhà máy rồi được đưa vào không khí. Các khí thải cũng phát sinh do sự bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải.
Đối với giải pháp quan trắc khí thải, Việt An giới thiệu hệ thống SmartCEM (CEMS) từ Codel Anh Quốc. SmartCEM là hệ thống được tích hợp đầy đủ các phép phân tích và hiệu chuẩn cơ bản, kiểm soát bằng kỹ thuật số, dữ liệu cập nhật liên tục và báo cáo hoàn toàn tự động (online). Một trạm kiểm soát khí thải SmartCEM (hay còn gọi Station Control Unit – SCU) gồm có hệ thống trung tâm là trạm quan trắc khí tự động, gồm các thiết bị phân tích và giám sát toàn diện các ống khói phát thải ra môi trường. Từ hệ thống trung tâm này, dữ liệu sẽ được truyền thông qua một đầu nối kỹ thuật số (gọi là SmarBUS) đến trung tâm điều khiển dữ liệu trên một máy tính chuyên dụng hoặc DCS.
Với hệ thống máy tính chuyên dụng được trang bị phần mềm hệ thống và kết nối internet, người dùng có thể theo dõi hệ thống quan trắc trực tuyến (online)
Đồng thời giúp trung tâm hỗ trợ khách hàng của chúng tôi có thể nhanh chóng kiểm tra được hoạt động của hệ thống dễ dàng và chuẩn xác.
4. Hệ thống quan trắc khí thải gồm những chỉ tiêu nào?
Các chỉ tiêu quan trắc khí thải theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP – hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường:
Các thông số môi trường giám sát cố định gồm: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOX, CO
Các thông số đặc thù theo ngành nghề theo yêu cầu.
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường, loại hình sản xuất, quy mô, đặc điểm nguồn thải và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc.